Th4 13, 2023
By Nguyen Cong Tri
3C Marketing là gì? Phân tích mô hình 3C trong kinh doanh
Là một người nghiên cứu về marketing chắc hẳn bạn cũng đã nghe về thuật ngữ 3C Marketing không ít lần, vậy 3C Marketing là gì và mô hình này sẽ hoạt động như thế nào trong kinh doanh hãy cùng NI tìm hiểu nó qua bài viết dưới đây.
3C Marketing là gì?
Mô hình 3C Marketing được phát triển bởi Kenichi Ohmae – một nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng người Nhật Bản. Mô hình này được ứng dụng vào việc đánh giá mức độ thành công của thị trường thông qua các yếu tố liên quan, bao gồm: Customer, Competitor và Company.
Qua đây, người làm marketing sẽ có góc nhìn về thị trường và tận dụng tối đa điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác nhu cầu của khách hàng vào kinh doanh.
Phân tích mô hình 3C Marketing trong kinh doanh
Mô hình 3C gồm 3 yếu tố:
- Customer – Khách hàng
- Company – Doanh nghiệp
- Competitor – Đối thủ cạnh tranh
Để hiểu rõ hơn về mô hình này, NI sẽ tình bạn phân tính rõ hơn từng chữ C trong đây nhé:
Chữ C thứ nhất Customer (Khách hàng)
Nên nhớ rằng khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, và quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào cũng cần quan tâm và đặt yếu tố khách hàng lên hàng đầu.
Để có một chiến dịch marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xác định được chân dung khách hàng của chính mình. Doanh nghiệp cần phải đi tìm kiếm thông tin về khách hàng của mình thông qua những lưu ý dưới đây.
Những lưu ý khi xây dựng miêu tả chân dung khách hàng:
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Họ có những “nỗi đau” hay “vấn đề” gì cần được giải quyết?
- Bạn có thể thỏa mãn cho họ bằng sản phẩm hay dịch vụ nào?
- Đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu? Địa phương đó có những đặc trưng về phong tục, văn hóa, tôn giáo…nào ảnh hưởng đến họ?
- Họ có lối sống, thói quen, hành vi tiêu dùng như thế nào?
- Các đặc điểm về nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, thành phần gia đình, mối quan hệ, nghề nghiệp, mức thu nhập… ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của họ như thế nào?…
Mỗi nhóm khách hàng, đối tượng khách hàng sẽ có những nhu cầu mong muốn khác nhau, nhưng cũng sẽ có những thứ họ quan tâm giống nhau từ đó mà doanh nghiệp đưa ra những chiến dịch truyền thông đánh vào đúng nhu cầu của khách hàng. Giai đoạn xây dựng chân dung khách hàng là giai đoạn nền móng quan trọng nhất giúp cho chiến dịch marketing của khách hàng có thành công hay không.
Càng có những mô tả chính xác và rõ nét về chân dung khách hàng bao nhiêu, khả năng thành công của doanh nghiệp sẽ càng cao bấy nhiêu, dù là kế hoạch cải tiến, thêm tính năng cho sản phẩm hay tấn công sang một thị trường mới.
Chữ C thứ hai Competitor (Đối thủ cạnh tranh)
Dù là bất cứ ngành nghề nào, lĩnh vực nào điều sẽ có những đối thủ cạnh tranh gay gắt trực tiếp hoặc gián tiếp đến chúng ta. Do đó, để hiệu quả trong kinh doanh chúng ta phải có được những kế hoạch giúp vượt qua những đối thủ. Những đối thủ bao gồm những công ty cạnh tranh, sản phẩm tương tự hoặc có khả năng thay thế sản phẩm dịch vụ của chúng ta trên thị trường. Chẳng hạn như đối thủ cạnh tranh của một chuỗi thức ăn nhanh là những chuỗi thức ăn nhanh khác và những cửa hàng ăn nhanh nhỏ lẻ, quán ăn vặt, tiệm trà sữa kết hợp ăn nhanh,…
Vì những cửa hàng này sẽ là nơi mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ đến đó tiêu tiền thay vì đến với bạn. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quý giá để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, marketing để làm cho sản phẩm/dịch vụ của mình nổi bật giữa một rừng thương hiệu, giành lấy chiến thắng trong cuộc chiến chiếm chỗ trong tâm trí người tiêu dùng.
Mô hình marketing 3C giúp cho doanh nghiệp nhận ra được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Sẽ thật dễ dàng để chúng ta có thể xác định được những ai đang cạnh tranh trực tiếp, lôi kéo khách hàng của mình. Đó là những doanh nghiệp đang cung cấp những sản phẩm/dịch vụ cùng chủng loại, ngành nghề.
Nhưng đối thủ cạnh tranh tiềm tàng thì sẽ khó để xác định hơn, đòi hỏi các nhà làm marketing phải có thời gian nghiên cứu thị trường và khả năng dự đoán những xu thế tiêu dùng trong tương lai.
Chữ C cuối cùng Company (Công ty)
Đối với một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, không chỉ phải hiểu và nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh của chính mình mà còn phải hiểu rõ mình là ai và vị thế mình ở đâu trong biểu đồ thị phần. Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình để khắc phục sửa chữa và phát huy những thế mạnh ra bên ngoài.
Tuy nhiên, chữ C này phải luôn gắn chặt với 2 chữ C còn lại – customer, competitor. Có nghĩa là thế mạnh của doanh nghiệp phải mang lại giá trị cho khách hàng từ đó khánh hàng sẽ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời sẽ làm cho doanh nghiệp có tính cạnh tranh, khác biệt so với đối thủ nhằm tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu so với đối thủ. Trở thành sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng.
Vai trò của mô hình 3C trong Marketing
Dựa vào mô hình 3C, doanh nghiệp có thể xác định được những yếu tố đem đến sự thành công của một chiến lược marketing nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
Mô hình được ứng dụng trong cả nội bộ team marketing của doanh nghiệp và agency marketing giúp xác định nhu cầu khách, phân tích đối thủ cạnh tranh và tìm ra giá trị cốt lõi để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
Ứng dụng 3C Marketing vào hoạt động thực tiễn
Case study chiến dịch marketing của TH Truemilk:
- Customers: Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ mang đến các sản phẩm sữa sạch và tự nhiên. Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất sữa hữu cơ tại Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp hướng đến nhóm đối tượng khách hàng quan tâm đến sức khỏe và các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ,
- Competitors: Đối thủ cạnh của doanh nghiệp bao gồm các thương hiệu sữa Vinamilk, Cô gái Hà Lan, v.v. Trong khi các thương hiệu này tập trung cho dòng sữa dinh dưỡng dành cho người trẻ em và người lớn tuổi thì TH True milk tập trung vào đối tượng dân công sở và phụ nữ hiện đại có nhu cầu giữ dáng và quan tâm đến các sản phẩm sạch.
- Company: TH True milk là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất sữa sạch đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ tại Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp chú trọng đầu tư cơ sở chăn nuôi tại chỗ và ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất và quản lý.
Mô hình 3C Marketing là công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Xây dựng được chân dung khách hàng. Giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ mang lại nhiều lợi nhuận cho kinh doanh và phát triển thị phần. Từ đó mở rộng và phát triển hoạt động truyền thông marketing.
>>> Bài viết liên quan:
- 4P Marketing là gì? Ý nghĩa mô hình 4P trong Marketing Mix
- 7P trong Marketing là gì? Thành công từ 7P Marketing Mix của Starbucks
- AI Marketing là gì? Xu hướng và ứng dụng AI vào marketing