4P Marketing là gì? Ý nghĩa mô hình 4P trong Marketing Mix

4p marketing là gì ý nghĩa mô hình 4p trong marketing mix

4P Marketing là gì? Ý nghĩa mô hình 4P trong Marketing Mix

Đánh giá post

Là một marketer chắc chắn bạn đã từng nghe về thuật ngữ 4P Marketing. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về bản chất của mô hình 4P marketing chưa và ứng dụng của mô hình vào việc xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Hãy đồng hành cùng Nest Insight tìm hiểu về mô hình 4P marketing qua bài viết dưới đây.

4P marketing là gì? Ý nghĩa mô hình 4P trong Marketing Mix

4P Marketing là gì?

Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1964 với nhà báo Neil Border, khái niệm 4P trong marketing và Marketing Mix (tiếp thị hỗn hợp) dần được lan rộng ra toàn thế giới và được sử dụng đến ngày nay.

4P Marketing là một mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cấu thành: Product ( Sản phẩm), Price (Giá Thành), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Việc kết hợp 4 yếu tố này vào Marketing được gọi là tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix. 4P marketing giúp doanh nghiệp chọn được hình thức để đưa một sản phẩm mới ra thị trường đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

>> Tham khảo thêm: 7P trong Marketing là gì? Thành công từ 7P Marketing Mix của Starbucks

4P trong marketing là gì

Ý nghĩa của từng chữ P trong 4P Marketing

Mỗi chữ P điều mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc triển khai marketing của doanh nghiệp.

Product (Sản phẩm)

Chữ P đầu tiên này trả lời cho câu hỏi sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh là gì?

  • Sản phẩm là mặt hàng sản xuất theo yêu cầu riêng biệt hay sản xuất đại trà
  • Thể loại hàng hóa: nhu yếu phẩm, hàng hóa tiện lợi, hàng hoá đặc biệt hay hàng hóa thụ động theo nhu cầu của thị trường.
  • Đây là sản phẩm mới ra mắt hay đã có mặt sản phẩm tương tự trên thị trường. Nếu là sản phẩm mới thì doanh nghiệp cần phải educate khách hàng, khơi gợi nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng. Nếu là sản phẩm tương tự bạn cần phải cải tiến sản phẩm của mình về tính năng, công dụng và lợi ích so với cái đã có trên thị trường.
  • Phải kiểm tra chất lượng sản phẩm kĩ trước khi tung ra thị trường và đảm bảo rằng nó không mắc lỗi cũng như đáp ứng được nhu cầu khách hàng đang kỳ vọng.

Price (Giá Thành)

Giá thành là một điểm lợi rất lớn để tăng số lượng sản phẩm bán ra và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ.

Giá thành sản phẩm được tính theo các các yếu tố tạo thành sản phẩm như: chi phí sản xuất, chi phí marketing, các chi phí khác và giá thành của đối thủ cạnh tranh cũng như cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Place (Địa Điểm)

Địa điểm kinh doanh hay kênh phân phối quyết định được sự hiện diện của sản phẩm ở đâu để người dùng dễ dàng tiếp cận. Do đó, việc lựa chọn kênh phân phối hiệu quả giúp khách hàng dễ dàng nhìn thấy sản phẩm và mua nó.

Kênh phân phối có thể là: bán hàng trực tiếp cho khách hàng tại các hệ thống cửa hàng, qua nhà phân phối,…hoặc có thể bán hàng qua các sàn thương mại điện tử.

Việc lựa chọn đúng kênh phân phối và tiếp cận khách hàng sẽ làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Promotion (Quảng Bá)

Đây là chữ P cuối cùng mà marketer cần nắm rõ, bới nó có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp. Bởi việc quảng cáo sẽ giúp khách hàng biết và nắm rõ về sản phẩm/dịch vụ có đáp ứng đủ nhu cầu của họ không từ đó sẽ có quyết định mua hàng.

Doanh nghiệp có thể áp dụng các công cụ dưới đây để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất:

  • Bán hàng cá nhân
  • Xúc tiến bán
  • Marketing tương tác
  • Marketing trực tiếp
  • Quảng cáo
  • Quan hệ công chúng

Ứng dụng 4P trong đổi mới chiến lược Marketing

Việc áp dụng mô hình 4P và chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề sau:

Ứng dụng 4P đổi mới chiến lược Marketing

Xác định điểm bán hàng độc đáo của thương hiệu

Việc xác định được USP (Unique Selling Point) sản phẩm giúp doanh nghiệp biết được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ. Từ đó biết được ưu điểm, nhược điểm mà tối ưu hoá sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Tìm hiểu đối thủ

Trong kinh doanh việc nghiên cứu đối thủ rất quan trọng, dựa vào các yếu tố của 4P mà tìm ra những điều mà đối thủ đang triển khai từ đó có những chiến lược quảng bá hợp lý, rút kinh nghiệm từ người đi trước và tối ưu chiến lược hiện tại của doanh nghiệp.

Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Người quản trị marketing cần xác định kênh phân phối nơi mà khách hàng sẽ nhìn thấy và mua sản phẩm. Việc lựa chọn được kênh phân phối sẽ giúp đưa ra những chiến lược marketing hợp lý, đảm bảo hiệu quả cao nhất khi triển khai.

Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Bằng việc xác định USP sản phẩm, tìm hiểu đối thủ, kênh phân phối, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch truyền thông phù hợp với pain points và insight khách hàng mục tiêu. Tối ưu nhất hiệu quả của chiến dịch.

Lời kết

Hy vọng những thông tin cơ bản về mô hình marketing 4P cùng những kiến thức liên quan sẽ giúp cho quá trình quảng bá sản phẩm, thương hiệu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn! Hãy tiếp tục theo dõi Nest Insight để cập nhật thêm thật nhiều thông tin thú vị và hữu ích về marketing bạn nhé!

Trả lời