7P trong Marketing là gì? Thành công từ 7P Marketing Mix của Starbucks

7P trong marketing là gì? Ứng dụng 7p marketing của Starbucks

7P trong Marketing là gì? Thành công từ 7P Marketing Mix của Starbucks

5/5 - (1 bình chọn)

Để một chiến dịch marketing thành công thì cần rất nhiều yếu tố. Cho nên có thể nói rằng một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công đó chính là mô hình 7P trong marketing. Việc nắm rõ tính chất và ý vai trò của mô hình 7P marketing sẽ giúp cho chiến lược marketing đạt được hiệu quả như kỳ vọng của doanh nghiệp. Vậy mô hình 7P marketing là gì? Ứng dụng ra sao và ví dụ thực tế, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Mô hình 7P marketing là gì?

Là phần còn lại trong chiến lược marketing mix, 7P marketing giúp cho doanh nghiệp ứng dụng dụng vào quảng cáo sản phẩm/dịch vụ tới đối tượng khách hàng tiềm năng.

7p trong marketing là gì

7Ps marketing bao gồm các yếu tố sau đây cấu tạo thành:

  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá cả)
  • Place (Kênh phân phối)
  • Promotion (Quảng bá)
  • People (Con người)
  • Process (Quá trình)
  • Physical evidence (Bằng chứng hữu hình)

Ý nghĩa của các yếu tố trong mô hình 7P marketing

Với mỗi yếu tố sẽ có vai trò và ý nghĩa khác nhau trong chiến lược marketing, cụ thể như sau:

Product (Sản phẩm)

Chữ P đầu tiên trong mô hình 7P marketing là Product, đối với một doanh nghiệp, sản phẩm được xem là yếu tố cốt lõi. Sản phẩm có thể là hiện vật (hữu hình) hay dịch vụ (vô hình).

Đứng ở vị trí đầu tiên bởi vì sản phẩm là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy việc doanh nghiệp nghiên cứu khách hàng và tìm ra những nhu cầu thực sự về sản phẩm mà khách hàng mong đợi là hết sức quan trọng và người làm marketing cũng cần có sự nghiên cứu về vòng đời sản phẩm/dịch vụ để có những chiến lược phù hợp.

Vòng đời của một sản phẩm được chia ra làm 4 giai đoạn Introduction (giới thiệu), Growth (tăng trưởng), Maturity (trưởng thành), Decline (thoái trào). Ngoài ra, sản phẩm còn được chia theo bản chất của nó: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm thực, và sản phẩm gia tăng.

vòng đời sản phẩm chia làm 4 giai đoạn
Vòng đời sản phẩm được chia làm 4 giai đoạn

Trong marketing mix, các yếu tố chính của sản phẩm có thể khác nhau, nó phụ thuộc vào thị trường và đối tượng khách hàng đang hướng tới. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải đầu tư vào các yếu tố sau đây:

  • Chất lượng: Một sản phẩm có chất tượng sẽ giúp doanh nghiệp làm tiếp thị và bán hàng dễ dàng hơn.
  • Hình ảnh: Diện mạo là thứ thu hút khách hàng ngay cái nhìn đầu tiên, nó còn giúp định hình sản phẩm để dễ dàng phân biệt với các sản phẩm cùng loại.
  • Thương hiệu: Câu chuyện thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng phải gắn liền với sản phẩm của mình và cách nó kết hợp với hình ảnh thương hiệu để khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng cũng như phát triển rộng lớn hơn.
  • Tính năng: Các tính năng vượt trội của sản phẩm hoặc dịch vụ cần chú trọng nhiều đến USP và lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình từ đó dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng.

Price (Giá cả)

Giá cả quyết định được biên độ lợi nhuận và sự tồn tại của sản phẩm/dịch vụ ở trên thị trường. Nên có thể coi đây là một yếu tố quan trọng trọng trong 7P marketing. Việc điều chỉnh giá cả sẽ làm thay đổi toàn bộ chiến lược marketing của doanh nghiệp. Nó còn làm ảnh hưởng đến doanh thu cho doanh nghiệp và nhu cầu mua hàng của khách hàng.

Với một doanh nghiệp mới, chưa có độ nhận diện thương hiệu thì khách hàng sẽ không sẵn sàng chi trả với một mức giá cao. Cho nên doanh nghiệp cần có những quy định, chính sách về giá cho phù hợp.

Một vài những lưu ý để có chiến lược giá phù hợp cho doanh nghiệp:

  • Định vị: doanh nghiệp phải định vị được giá trị của thương hiệu đang ở đâu trên thị trường.
  • Cạnh tranh: Giá cả, chất lượng sản phẩm, tính năng sản phẩm, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
  • Giảm giá: Phải xác định rõ giảm giá là để kích thích mua hàng chứ không phải là dọn kệ hàng, vì vậy cần phải hiểu rõ ý nghĩa của việc giảm giá.
  • Phương thức thanh toán: Việc cung cấp các phương thức thanh toán tiện lợi sẽ giúp cho khách có thêm nhiều lựa chọn mua hàng, thúc đẩy nhanh quyết định mua hàng.

Place (Kênh phân phối)

Place ngoài ý nghĩa về mặt địa điểm (offline) thì trong marketing, Place có nghĩa là kênh phân phối hay kênh trung gian. Để một chiến dịch marketing thành công, kênh phân phối là yếu tố quyết định bởi vì kênh phân phối là nơi mà khách hàng mục tiêu hoạt động và phát sinh nhu cầu mua hàng.

Place kênh phân phối

Các kênh phân phối phổ biến hiện nay chính là các mạng xã hội như: Facebook, TikTok, Instagram, website,…Việc tìm hiểu và nghiên cứu kênh phân phối phù hợp sẽ đẩy mạnh hiệu quả truyền thông quảng cáo tới khách hàng tiềm năng và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Promotion (Quảng bá)

Promotion hay quảng bá các sản phẩm ra ngoài thị trường bao gồm các hoạt động thông cáo báo chí, quảng cáo, chương trình khuyến mãi, bán hàng,…Quảng bá sẽ giúp educate khách về sản phẩm của doanh nghiệp và lý do tại sao cần mua chúng, giá trị mà sản phẩm mang lại cũng như chi phí mà người tiêu dùng cần bỏ ra để sở hữu.

Việc quảng bá đóng một vai trò quan trọng trong marketing mix. Một sản phẩm không quảng bá thì khách hàng sẽ không biết gì về sản phẩm và không đủ uy tín để thuyết phục họ thực hiện hành động mua hàng.

Promotion quảng bá

Để quá trình quảng bá sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp có thể tham khảo qua các yếu tố sau đây:

  • Tiếp thị đa kênh: Dựa vào hành vi khách hàng, việc sử dụng nhiều mạng xã hội là cơ hội để khắc sâu về sự hiện diện của sản phẩm vào tâm trí khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như uy tín sản phẩm bằng việc quảng cáo đa kênh, đa nền tảng.
  • Trải nghiệm được cá nhân hóa: Hãy tạo cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời từ chất lượng sản phẩm/dịch vụ từ đó họ thấy được những lợi ích từ sản phẩm mang lại và họ sẽ là những khách hàng trung thành. Khách hàng trung thành cũng là một kênh marketing truyền miệng hoàn toàn miễn phí.
  • Tiếp thị và bán hàng tích hợp: Ngày nay, để tận dụng triệt để hiệu ứng từ trải nghiệm thực tế, các doanh nghiệp có xu hướng tích hợp việc tiếp thị sản phẩm và bán hàng. Nghĩa là vừa cho họ trải nghiệm sản phẩm tại chỗ sau đó tư vấn mua hàng ngay lập tức để khách hàng không thể nào chối từ.
  • Xây dựng thương hiệu: Người tiêu dùng chỉ tin tưởng vào các thương hiệu mà họ đã trải nghiệm. Do đó, việc xây dựng thương hiệu và trở thành Top of Mind trong lòng khách hàng là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng.

People (Con người)

Trong mô hình 7P marketing, People chính là khách hàng mục tiêu, khách hàng trung thành dó đó con người là yếu tố trung tâm. Điều này có nghĩa là với doanh nghiệp cần có sự tương tác trực tiếp và gián tiếp với khách hàng, cụ thể như sau:

  • Nhà tiếp thị: Mô hình 7P Marketing nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng nhân sự hiệu quả và tài năng và phù hợp chính là vũ khí lợi hại.
  • Thành viên nhóm bán hàng: Đây là đội ngũ sẽ trực tiếp làm việc và chốt giao dịch với khách hàng.
  • Nhóm dịch vụ khách hàng: Mỗi cá nhân sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ và mục đích cuối cùng là làm hài lòng khách hàng.
  • Tuyển dụng: Việc có một nhân sự chất lượng bắt nguồn từ bước đầu tiên trong quy trình tuyển dụng có chọn lọc.
  • Đào tạo & kỹ năng: Đối với một nhân quy trình làm việc là điều luôn phải tuân thủ, ngoài ra cần có sự trao dồi liên tục các kỹ năng để ngày càng phát triển.
  • Người quản lý: Ngoài kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng phân bổ công việc người làm quản lý cần phải có sự quan sát và đánh giá cũng như kết nối các thành viên với nhau để nâng cao hiệu quả công việc mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Process (Quy trình)

Trong 7P marketing quy trình là hệ thống của tổ chức, quy định về vận hành và triển khai công việc của đội ngũ nhân sự ngoài ra là quy trình về bán hàng.

Để có thể bán hàng, doanh nghiệp cần có các quy trình sau đây:

  • Giao hàng tận nơi cho khách hàng
  • Phân phối từ đầu đến cuối doanh nghiệp
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Khuyến mãi – hậu mãi
  • Trả hàng & hoàn tiền
  • Giải quyết phản hồi
  • Các điều khoản và điều kiện áp dụng đối với khách hàng

Việc có quy trình giúp giải quyết các công việc nhanh hơn và khi có sự cố sẽ dễ dàng xử lý giảm thiểu tối đa tổn thất cho doanh nghiệp và lợi ích cho khách hàng.

Physical evidence (Bằng chứng hữu hình)

Đây chữ P cuối cùng trong 7P marketing chính là các bằng chứng hữu hình. Nó chỉ áp dụng đối với các sản phẩm thực tế mà khách hàng chính là những người trải nghiệm thực tế.

Nhóm ngành dịch vụ mang tính đặc thù do đó doanh nghiệp cần đưa ra các bằng chứng hữu hình để khách hàng dễ dàng hình dung ra sản phẩm/dịch vụ.

Vai trò của mô hình 7P trong marketing

Mô hình 7P có vai trò vô cùng quan trọng trong marketing, bởi nó tham gia vào toàn bộ các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Từ giai đoạn thai nghén ý tưởng đến khi triển khai các hoạt động truyền thông bán hàng.

Áp dụng 7P vào marketing giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng,…đảm bảo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Đây là mô hình marketing linh động, dễ thích ứng với sự thay đổi liên tục của thị trường.

Nhờ vào nghiên cứu 7P marketing, doanh nghiệp sẽ đoán đầu xu hướng của thị trường, từ đó dễ dàng đáp ứng được những mong muốn và yêu cầu của khách hàng mục tiêu mà có những cải tiến sản phẩm phù hợp.

Case Study về ứng dụng 7P Marketing của Starbucks

Là một trong những thương hiệu nổi tiếng thành công với mô hình 7P marketing, Starbuck cho chúng ta những bài học quý giá về ứng dụng 7P Marketing vào kinh doanh một cách hiệu quả.

Case study về ứng dụng 7p marketing của Starbucks

Chiến lược marketing sản phẩm (Product) của Starbucks

Là thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, có thể thấy ở mỗi quốc gia Starbucks luôn không ngừng đổi mới để đáp ứng được thị hiếu của khách hàng bản địa. Chiến dịch đa dạng hoá các mặt hàng giúp các khách hàng có đầy đủ các lựa chọn khi đến với Starbucks, từ bán ngọt, bữa trưa, bữa sáng, trái cây,….và nổi tiếng nhất chính là các loại cà phê rang xay chuyên nghiệp và các loại trà thượng hạng.

Nhờ vào chính sách chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời cải tiến đổi mới công thức cũng như chú trọng vào chất lượng sản phẩm đã giúp cho Starbucks chiếm lấy tình cảm của người tiêu dùng.

Chiến lược marketing về giá (Price) của Starbucks

Ngay từ lúc bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, Starbucks định hình mình ở phân khúc cao cấp cho nên thực hiện chiến lược giá cao cấp. Nhờ vào chất lượng sản phẩm mà nhiều khách hàng của Starbucks cho rằng sản phẩm chất lượng sẽ đi đôi với giá thành cao. Nhờ vậy, Starbucks đã có một chiến lược thành công nhờ vào sự công nhận của khách hàng về giá trị của một thương hiệu cao cấp.

Chiến lược marketing trong kênh phân phối (Place)

Với châm ngôn “Starbucks on the go” và phong cách quán cà phê tự phục vụ cao cấp, Starbucks định hình thói quen cho các ‘thượng đế” muốn trải nghiệm đồ uống nóng ngon nhất thì cần phải đến trải nghiệm ở các cửa hàng.

Ngoài ra, với ứng dụng di động của Starbucks họ cho phép khách hàng bận rộn của mình có thể order trước và chỉ cần chọn thời gian đến lấy ngay lặp tức. Tạo mọi điều kiện để khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Chiến lược marketing quảng cáo đa nền tảng (Promotion)

Starbucks luôn có những chiến lược khuyến mãi độc đáo, cũng như những màng collab tạo tiếng vang, như kết hợp với các hãng phim cho ra các mẫu ly uống độc đáo hay tận dụng sức nóng của BlackPink Tour mà cho ra đời các món nước đen hồng gây sốt cộng đồng Blinks ở Đông Nam Á. Đây chính là những chiến lược khôn ngoan mà mang lại những hiệu quả bất ngờ cho Starbucks.

Chiến lược marketing về con người (People) của Starbucks

Là một thương hiệu phủ rộng khắp thế giới, Starbucks có hàng triệu nhân viên với sự đa dạng về màu da sắc tộc. Việc sử dụng lao động địa phương giúp cho nhân viên họ cảm thấy tự hào về thương hiệu mà họ chính là đại diện. Từ đó, nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị của Starbucks trên toàn thế giới.

Chiến lược marketing về con người của starbucks

Chiến lược marketing về quy trình (Process)

Với mục tiêu chính là để kinh doanh Starbucks luôn có những quy trình phục vụ khách hàng. Tại các cửa hàng Starbucks, nhân viên sẽ bắt đầu bằng một lời chào khi khách hàng vừa đặt chân đến quầy, sau đó khách sẽ tiến hàng order nước uống/đồ ăn và thanh toán.

Nhân viên sẽ thực hiện và khách hàng chỉ việc chờ đến lượt mình nhận order sau đó là một nụ cười và lời chào tạm biệt. Tất cả là những điều nhỏ nhặt nhưng cũng giúp cho Starbucks ghi điểm với khách hàng.

Chiến lược marketing về cơ sở vật chất (Physical Evidence) của Starbucks

Ở các cửa hàng của Starbucks, không chỉ có phong cách thiết kế, tách cà phê, khăn giấy mà còn là bầu không khí thoải mái cho các khách hàng. Một điểm đặc biệt ở Starbucks chính là các thiết kế luôn mang tính đặc trưng riêng của quốc gia mà họ hiện diện.

Lời kết

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng việc áp dụng 7P marketing vào thực tế giúp doanh nghiệp có những cái nhìn tổng quan về việc triển khai một chiến lược marketing. Có những phương án dự phòng và kế hoạch phát triển bền vững lâu dài cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

>> Xem thêm:

AI Marketing là gì? Xu hướng và ứng dụng AI vào marketing

4P Marketing là gì? Ý nghĩa mô hình 4P trong Marketing Mix

Top of Mind và bí quyết khắc sâu vào tâm trí khách hàng

Trả lời