Th5 15, 2023
By Nguyen Cong Tri
Brand Essence là gì? Tầm quan trọng của Brand Essence
Mỗi doanh nghiệp, cá nhân đều đánh dấu thương hiệu của mình bằng những màu sắc, đặc trưng riêng, với những giá trị ấn tượng và sâu sắc được truyền cảm hứng từ chính thương hiệu đó? Đó chính là sức mạnh của Brand Essence – “tinh chất” thương hiệu. Vậy Brand Essence là gì? Tại sao Brand Essence lại quan trọng đối với thương hiệu? Cùng Nest insight tìm hiểu qua bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi Brand Essence là gì nhé!
Brand Essence là gì?
Brand Essence – Bản sắc thương hiệu: Một lời hứa được thương hiệu thể hiện bằng những thuật ngữ đơn giản nhất, chỉ với một mục đích. Nhưng chất lượng nội tại mạnh mẽ nhất của thương hiệu phải bắt nguồn từ nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng.
Bản chất thương hiệu là sự thể hiện giữa kết nối cảm xúc và ấn tượng lâu dài – thường được tóm gọn trong một tuyên bố hoặc cụm từ duy nhất – được thiết kế để thể hiện những phẩm chất, phong cách và phẩm chất nhất định của thương hiệu.
Đó là lý do tại sao các công ty sử dụng Brand Essence như một ‘kim chỉ nam’ cho tất cả các nỗ lực xây dựng thương hiệu trong tương lai, từ thiết kế Logo đến chọn thông điệp cho một chiến dịch truyền thông.
Tầm quan trọng của Brand Essence
Hầu hết những người làm Marketing đều biết rằng xây dựng một thương hiệu mạnh có thể mang lại những khách hàng trung thành. Brand Essence chính là thứ làm cho khách hàng ‘rơi vào tình yêu’ với thương hiệu và lựa chọn nó thay vì các đối thủ cạnh tranh. Lợi ích của một Brand Essence rõ ràng bao gồm:
- Định hướng các hoạt động xây dựng thương hiệu: Khi đã có một Brand Essence rõ ràng, thương hiệu sẽ dễ dàng trong việc tạo ra các giá trị thương hiệu, xác định một tuyên bố sứ mệnh, xây dựng khẩu hiệu, thiết kế sản phẩm mới và thực hiện các hoạt động truyền thông. Nếu không có Brand Essence rõ ràng, công ty có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn mức cần thiết để đưa ra quyết định quan trọng. Điều này sẽ gây ra rắc rối cho đội ngũ Marketing và sự bối rối cho khách hàng khi không hiểu giá trị của thương hiệu là gì.
- Xác định được lợi thế cạnh tranh: Nguyên lý Marketing đã có nói rõ về hoạt động phân khúc người tiêu dùng, theo đó, thương hiệu không thể phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng, và Brand Essence sẽ giúp thương hiệu tìm ra đối tượng mục tiêu để phục vụ. Brand Essence giúp thương hiệu biết lợi thế cạnh tranh của mình là gì, dễ dàng hơn cho khách hàng thấy những gì làm cho thương hiệu khác biệt.
- Xây dựng lòng tin: Một nghiên cứu của Edelman cho thấy 81% người tiêu dùng cần phải tin tưởng vào một thương hiệu trước khi mua hàng. Brand Essence có thể giúp xây dựng niềm tin bằng cách làm nổi bật các yếu tố cảm xúc về ‘mặt con người’ của thương hiệu.
Bản chất thương hiệu là gì?
Bản chất thương hiệu là linh hồn của thương hiệu và đóng vai trò là nền tảng để thương hiệu xuất hiện nhất quán và chân thực.
Nó xác định thương hiệu đại diện cho điều gì, định hình bản sắc tổng thể và nhằm mục đích gợi lên một suy nghĩ, cảm giác hoặc cảm xúc cụ thể ở người tiêu dùng.
Người tiêu dùng có thể biết khi nào một thương hiệu không sống thật với chính nó, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng lâu dài.
Đó là lý do tại sao các công ty sử dụng bản chất thương hiệu làm “kim chỉ nam” cho mọi nỗ lực xây dựng thương hiệu trong tương lai, từ thiết kế logo đến lựa chọn hình ảnh cho chiến dịch truyền thông xã hội.
Mô hình Brandkey định vị thương hiệu bao gồm những gì?
Root Strength: Điểm mạnh cốt lõi
Điểm mạnh cốt lõi nhất chính là giá trị lợi ích lớn nhất của thương hiệu mang đến cho khách hàng. Đây được xem như một tuyên ngôn hay lời hứa mang doanh nghiệp đưa ra. Thông thường, các thương hiệu lâu đời, có uy tín và tầm ảnh hưởng sẽ tồn tại Root Strength rõ ràng.
Competitive Environment – Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh là nơi khiến khách hàng nhìn rõ được đối thủ của bạn là ai, những sản phẩm thay thế, hay giá trị thương hiệu khi ở trong môi trường cạnh tranh đó. Để phân tích sâu hơn được môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần hiểu rõ mô hình STP trong định vị thị trường. Dựa vào mô hình này, bạn sẽ nắm được phân khúc thị trường, mục tiêu nhắm đến và định vị thương hiệu.
Target Group: Nhóm đối tượng mục tiêu
Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, doanh nghiệp bạn cần làm gì để thu hút nhóm đối tượng ấy biết đến và lựa chọn thương hiệu của mình. Thông thường, chúng ta sẽ dựa trên các yếu tố nhân khẩu học như hành vi, cách ứng xử, nhu cầu, mong muốn và giá trị … của khách hàng.
Vô hình chung các doanh nghiệp thường xác định khách hàng mục tiêu trong một khoảng rất lớn, họ muốn càng nhiều khách hàng càng tốt. Tuy nhiên, sự phổ biến không phải bao giờ cũng tỉ lệ thuận với sự thành công về mặt doanh số và thương hiệu. Để xây dựng một thương hiệu lâu dài và bền vững, bạn cần chia nhỏ tệp khách hàng mục tiêu.
Việc chia nhỏ tệp khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp định hình rõ hơn những chiến lược marketing doanh nghiệp. Khi thương hiệu của bạn có thể tạo giá trị ảnh hưởng nhất định lên tệp khách hàng mục tiêu chính, thì có thể nó đã bắt đầu tạo ảnh hưởng lên số còn lại.
Insight khách hàng: Khách hàng đang mong đợi điều gì?
Một cách gọi khác của insight khách hàng chính là doanh nghiệp có thấu hiểu người tiêu dùng hay không? Nhu cầu, mong muốn và hành vi của họ khi tìm đến các sản phẩm trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh là gì.?
Benefit: Lợi ích mà thương hiệu đem tới cho người dùng
Là những giá trị về mặt lý tính và cảm tính mà thương hiệu mang lại, thúc đẩy người dùng mua sản phẩm. Mục tiêu của định vị thương hiệu chính là mang lại những giá trị độc nhất trong tâm trí khách hàng khiến họ muốn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.
Điều này được thể hiện rõ nhất ở các ngành hàng cao cấp. Khách hàng thường không quá quan tâm đến tính năng sản phẩm mà thường muốn mua “sự được tôn trọng, được thừa nhận” mà thương hiệu đó mang lại. Bản sắc thương hiệu giúp khách hàng thể hiện địa vị và hình ảnh của mình.
Values, Beliefs & Personality: Giá trị, niềm tin và tính cách thương hiệu
Xây dựng một thương hiệu cũng cần một giá trị, niềm tin và tính cách riêng của mình. Chúng được xác định và phát triển dựa vào các nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn hiểu rõ những giá trị, niềm tin mà thương hiệu mang lại cũng như việc khách hàng nhớ đến điều gì khi nhắc đến thương hiệu.
Thương hiệu là thứ vô hình và chỉ cảm nhận thông qua các giác quan, vì vậy việc follow các yếu tố bên trong mô hình Brandkey giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng hơn trong việc định vị thương hiệu
Unique Selling Point: Điểm khác biệt của thương hiệu
Đây được coi là lý do quan trọng nhất để khách hàng tin tưởng và lựa chọn thương hiệu. Một khi xác định được USP, doanh nghiệp sẽ phát triển các lợi thế cạnh tranh theo chiến lược bài bản hơn. Ví dụ dễ thấy tại thị trường mì tôm Việt Nam, các sản phẩm Omachi tạo nên sự khác biệt thương hiệu với đặc điểm là mì gói đầu tiên sử dụng khoai tây.
Reason to believe: Lý do để khách hàng tin tưởng
Thương hiệu của bạn sẽ làm như thế nào để khách hàng tin tưởng? Đây là câu hỏi đặt ra trong mô hình Brandkey giúp doanh nghiệp thiết lập những thế mạnh của sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp
Core Value: Giá trị cốt lõi
Nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn giữa giá trị cốt lõi và USP, tuy nhiên đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Giá trị cốt lõi của một thương hiệu là nhất quán, mọi hoạt động bên trong như điều hành nội bộ, kinh doanh hay xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho đến các hoạt động cộng đồng, truyền thông thương hiệu đều cần dựa vào giá trị cốt lõi.
Việc hoàn thiện và follow một giá trị cốt lõi từ đầu đến cuối đều có thể là nền tảng vững chắc cho chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu sau này.
Tham khảo thêm:
- Brand Loyalty là gì? Cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
- Branded content là gì? Đóng vai trò gì trong Content Marketing?
- Assistant Brand Manager là gì? Tất tần tật về công việc của một ABM
Nếu muốn xây dựng một thương hiệu có tầm ảnh hưởng và gợi lên những cảm xúc khác biệt, độc đáo in sâu trong tâm trí khách hàng, việc xác định Brand Essence là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết trên của Nest insight đã mang đến những thông tin hữu ích về Brand Essence là gì cũng như lý giải sức mạnh của bản chất thương hiệu trong việc định hình giá trị cốt lõi của thương hiệu rõ ràng và sâu sắc.