Các bước xây dựng chiến lược Marketing Cơ bản

Chiến lược Marketing

Các bước xây dựng chiến lược Marketing Cơ bản

5/5 - (1 bình chọn)

Để một doanh nghiệp có thể truyền thông – quảng cáo hiệu quả thì cần phải có một kế hoạch để triển khai toàn diện, vậy để xây dựng một chiến lược marketing nhà quản trị cần chuẩn bị những gì sẽ có trong bài viết sau đây.

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một kế hoạch hoàn chỉnh thể hiện tất cả chi tiết mục đích, thông điệp và giá trị của doanh nghiệp. Nhằm mục đích xây dựng, phát triển thương hiệu doanh nghiệp và tiếp thị đến với khách hàng với mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.     

Đối với các nhãn hàng, các công ty lớn như Coca-Cola, Biti’s, Apple, FPT… họ phải luôn thực hiện xây dựng các chiến lược marketing nhằm mang đến hiệu quả, tạo nhiều nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing

Lợi ích khi xây dựng chiến lược Marketing

Với một chiến dịch marketing thành công doanh nghiệp sẽ thu lại được những lợi ích như:

  • Tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu và quảng bá được sản phẩm của doanh nghiệp ra bên ngoài.
  • Xác định được thế mạnh thương hiệu và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
  • Với các chiến lược marketing được phân phối trên nền tảng hiệu quả, tìm được kênh quảng cáo thích hợp bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và thu về nhiều lợi nhuận hơn.

Các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cơ bản

Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả nhà quản trị lưu ý những yêu cầu như sau:

Phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Áp dụng mô hình SWOT (Strengths – thế mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội và Threats – Thách thức) để phân tích và đánh giá doanh nghiệp.

Mô hình S.W.O.T Marketing
Mô hình S.W.O.T Marketing

Nghiên cứu thị trường và đối thủ, sau đó lập một bảng đánh giá tổng quan để có được cái nhìn toàn diện về bối cảnh kinh doanh hiện tại. Sau đó, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó có định hướng phát triển phù hợp và xác định lợi thế cạnh tranh của mình.

Càng tổng hợp, phân tích được nhiều thông tin cũng như đưa ra đánh giá chính xác thì việc xây dựng chiến lược phát triển càng trở nên dễ dàng.

Xây dựng chân dung khách hàng

Sau khi đánh giá tổng quát về doanh nghiệp, bước tiếp theo là cần xác định phân khúc khách hàng, chân dung khách hàng. Sản phẩm/dịch của bạn vụ hướng đến phân khúc cao cấp hay bình dân? Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt.

Việc xác định phân khúc sẽ giúp bạn xây dựng chân dung người dùng chính xác hơn. Từ những thông tin về nhân khẩu học, hành vi, thói quen…từ đó lựa chọn kênh truyền thông cũng như đưa ra những thông điệp phù hợp nhất.

Xây dựng mục tiêu chiến lược theo mô hình S.M.A.R.T

Để chiến lược Marketing trở nên hoàn hảo, doanh nghiệp nên xác định mục tiêu Marketing. Có thể áp dụng mô hình S.M.A.R.T với các mục tiêu mang tính cụ thể (S-Specific), dễ dàng đo lường (M-Measurable), có khả năng thực hiện được (A-Achievable), phù hợp với tính hình thực tế (R-Realistic) hay đưa ra giới hạn về thời gian (T-Timetable).

 

Mục tiêu đặt ra cần phải phù hợp tình hình thực tế của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo sự rõ ràng và thật chi tiết để kế hoạch được triển khai thực hiện và đảm bảo thành công.

Lựa chọn kênh phân phối truyền thông và phân bổ ngân sách

Sau khi xác định được mục tiêu của chiến dịch Marketing doanh nghiệp có thể triển khai chúng. Doanh nghiệp cần xác định các kênh truyền thông phân phối và phân bổ ngân sách thực hiện cho từng kênh.

 Một số kênh Social Media Marketing bạn có thể sử dụng bao gồm:

Xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp

Bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng đó là xây dựng chiến lược Marketing tổng hợp bao gồm nhiều chiến lược Marketing nhỏ. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo kiểm soát được các chiến lược này. Một số chiến lược doanh nghiệp có thể cân nhắc bao gồm:

  • Chiến lược sản phẩm: Bạn sẽ sử dụng những sản phẩm nào, những đặc điểm về: tên gọi, nhãn mác, bao bì, tính năng… ra sao?
  • Chiến lược giá cả: Bạn cần xác định đúng mục tiêu của chiến dịch, lựa chọn phương pháp phù hợp để định giá và xác định chiến lược giá.
  • Chiến lược phân phối: Cần tính toán việc thiết lập các kênh phân phối, kênh trung gian, khâu vận chuyển…
  • Chiến lược truyền thông Marketing: Mục tiêu của chiến lược truyền thông là gì và bạn sẽ sử dụng kênh truyền thông nào? Hãy lên kế hoạch cụ thể có thể thực hiện tất cả mục tiêu đề ra.

>>> THAM KHẢO THÊM: Inbound Marketing là gì? Chiến lược triển khai cụ thể qua 5 giai đoạn

Vai trò của chiến lược truyền thông Marketing trong doanh nghiệp

Thu hút khách hàng tiềm năng

Mỗi chiến dịch truyền thông điều nhằm mục đích tiếp cận khách hàng tiềm năng, việc quảng bá giới thiệu sản phẩm dịch vụ mang ý nghĩa kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Khi quảng cáo của doanh nghiệp đến được với khách hàng ít nhiều cũng gây ấn tượng với khách hàng, từ đó có thể tăng độ nhân diện của thương hiệu tăng độ phủ sóng của thương hiệu.

Nâng cao hiệu quả truyền thông

Một chiến lược Marketing thành công sẽ nâng cao hiệu quả truyền thông, đưa thông tin sản phẩm/dịch vụ tiếp cận khách hàng và nâng cao nhận thức thương hiệu. Giữa thị trường kinh doanh gay gắt, doanh nghiệp làm Marketing tốt sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Tăng doanh thu, tối ưu lợi nhuận

Nếu chiến dịch Marketing của bạn thành công chắc chắn ngoài những lợi ích về truyền thông, doanh nghiệp cũng sẽ có doanh thu cao hơn và từ đó mức lợi nhuận cũng sẽ được tối ưu cao hơn.

Chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp đó. Bạn cần phải hiểu rõ bản chất của các chiến lược marketing và vận dụng tốt thì mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu  nhất có thể. Hy vọng thông tin mà Nest Insight mang lại cho bạn là thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc về những vấn đề về Marketing – truyền thông vui lòng liên hệ ngay Nest Insight – Agency Marketing để được cố vấn chiến lược truyền thông – quảng cáo hoàn toàn miễn phí.

Nguyen Cong Tri

Nguyen Cong Tri

Tôi là Nguyễn Công Trí hiện là CEO/Founder Nest Insight, với kinh nghiệm tích luỹ hơn 10 năm qua trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi hy vọng sẽ trở thành đối tác Digital Marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và có thể tạo ra giá trị bền vững về Thương hiệu và Doanh thu thông qua các chiến lược marketing.

Trả lời