Th5 13, 2023
By Nguyen Cong Tri
Các công cụ Marketing hiệu quả phổ biến nhất hiện nay
Đối với mỗi doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển thì yếu tố truyền thông quảng cáo là một trong những mấu chốt cho sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy hoạt động marketing cần có những công cụ hỗ trợ nào hiệu quả nhất hiện nay sẽ có trong bài viết dưới đây:
Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Marketing trực tiếp là sự liên kết trực tiếp với cá nhân các khách hàng mục tiêu nhằm thúc đẩy những tương tác qua lại ngay tức thì và duy trì mối quan hệ bền vững với họ qua các hình thức như qua thư từ (Direct Mail), thư điện tử (Email Marketing), bán hàng qua điện thoại (Telemarketing), phiếu đổi quà tặng (Couponing), marketing tận nhà (Door to Door Leaflet Marketing), quảng cáo có hồi đáp (Direct response television marketing), bán hàng trực tiếp (Direct selling), chiến dịch tích hợp (Integrated Campaigns)…
Với công cụ này sẽ cho phép khách hàng được tương tác, đánh giá, và được giải đáp thắc mắc về sản phẩm và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, toàn diện. Ưu điểm là dễ xác định và tiếp cận trực tiếp khách hàng tiềm năng, đo lường được mức độ hiệu quả chiến lược… đây là hình thức Marketing phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, chào hàng dịch vụ/sản phẩm qua catalog (sách giới thiệu sản phẩm), tổ chức phi lợi nhuận…
Marketing tại điểm bán (Trade Marketing)
Là hình thức Marketing trực tiếp tại điểm bán rất phổ biến trong các doanh nghiệp ngành hàng bán lẻ, sản xuất, v.v. Đây là hình thức marketing mà doanh nghiệp sẽ trực tiếp mang sản phẩm của mình tiếp cận trực tiếp tới khách hàng, tận dụng các thói quen và khả năng “mua sắm ngay tại cửa hàng” của khách hàng để tăng doanh thu.
Với hình thức này, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên có đủ khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng ngay trực tiếp.
Nhược điểm của công cụ này là yêu cầu nhân viên Marketing phải biết ứng phó với các trường hợp khách hàng khó tính.
Ưu điểm lớn của trade marketing vẫn là đánh thẳng vào quyết định mua hàng của khách hàng tại điểm mua. Một ưu điểm lớn mà doanh nghiệp có thể phát huy để tăng doanh số nếu thực hiện một cách đúng đắn.
Marketing trên mạng xã hội (Social Media Marketing)
Mạng xã hội hiện là một trong các công cụ digital marketing chính cho các doanh nghiệp, ở đây bao gồm các nền tảng online media, nơi mà mọi người dùng có thể trao đổi, tham gia, chia sẻ, kết nối với nhau… Điểm chung của các Social Media Marketing là đều có các tính năng như discussion, feedback, comment, vote,…
Đây là kênh kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm mục đích marketing, bán hàng trực tuyến, PR hay giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Với khả năng tương tác qua lại, doanh nghiệp có thể khiến người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình, tăng độ nhận diện thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng.
Xét về bản chất, các mạng xã hội chính là phương thức marketing truyền miệng trên Internet. “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”, với khả năng lan truyền thông tin nhanh như vận tốc ánh sáng, mạng xã hội có thể trở thành “kẻ hủy diệt” doanh nghiệp một khi những tin tức bất lợi được lan truyền vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.
Vì vậy, khi sử dụng kênh social media marketing doanh nghiệp cần có kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông nếu có những tình huống bất ngờ xảy ra.
Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo gồm tất cả các hình thức cung cấp thông tin về một ý tưởng hàng hóa hoặc dịch vụ gián tiếp thực hiện thông qua phương tiện cụ thể nào đó theo yêu cầu của đối tác, thực hiện chiến dịch marketing với một mức ngân sách nhất định.
Mục đích của quảng cáo là mang thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng. Việc lặp đi lặp lại với tần suất cao trên các phương tiện truyền thông (báo, đài, TV,billboard,…) sẽ giúp sản phẩm và thương đi vào tâm trí khách hàng rồi từ đó thúc đẩy nhu cầu mua hàng của họ.
Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân là hoạt động bán hàng trực tiếp, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng thông qua nhân viên bán hàng, với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy quyết định mua hàng của họ.
Việc tư vấn trực tiếp cho khách hàng sẽ giúp nhân viên dễ dàng nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, nhân viên bán hàng linh hoạt cung cấp các giải pháp phù hợp cho khách hàng lựa chọn.
Do đó, nhân viên bán hàng sẽ là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng công cụ marketing này. Nhân viên bán hàng cần trang bị kiến thức về sản phẩm, kiến thức bán hàng, kỹ năng giao tiếp, cũng như khả năng xử lý tình huống tốt để làm hài lòng khách hàng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Quan hệ công chúng (Public Relations)
Quan hệ công chúng là công cụ là hình thức quan trọng và không thể thiếu trong một chiến dịch marketing, với mục tiêu xây dựng mối quan hệ tốt với những khách hàng cũ và những khách hàng tiềm năng.
Những hoạt động quan hệ công chúng thường được diễn ra rất đa dạng từ việc tạo dựng hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội, tổ chức sự kiện, họp báo…Nếu như doanh nghiệp muốn đầu tư vào quan hệ công chúng thì cần phải có một đội ngũ chuyên chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch và triển khai những hoạt động đó và cần có kế hoạch để xử lý những vấn đề truyền thông chẳng may xảy ra.
Content Marketing
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng nhưng lại có sức mạnh to lớn chính là Content Marketing. Dù là hình thức marketing nào cũng cần có sự hiện diện của content marketing. Một doanh nghiệp nếu muốn tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thì việc đầu tư vào content marketing là thật sự cần thiết.
Khi doanh nghiệp muốn cung cấp nội dung thật sự có giá trị cho khách hàng chính là thứ mà content marketing sẽ giúp doanh nghiệp đạt được. Một khi đã mang lại giá trị cho khách hàng thì việc có được niềm tin, sự hài lòng cũng như sự yêu quý của họ là điều dễ dàng đạt được.
Như vậy, qua bài viết này Nest Insight hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các công cụ marketing hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, mỗi công cụ khi triển khai sẽ có cách thức hoạt động khác nhau, nếu như biết cách hoạt động và kết hợp chúng với nhau một cách hợp lý thì sẽ mang lại những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.