Cách chèn Fanpage vào Website đơn giản nhanh chóng

Cách chèn Fanpage vào Website đơn giản nhanh chóng

Cách chèn Fanpage vào Website đơn giản nhanh chóng

5/5 - (2 bình chọn)

Nếu bạn đang sở hữu một trang Fanpage Facebook và một website doanh nghiệp, vậy tại sao bạn không thử cách mà các thương hiệu lớn trên thế giới đã và đang triển khai đó là chèn fanpage vào website. Hôm nay hãy để Nest Insight mách bạn cách chèn Fanpage vào Website nhanh chóng cực kì đơn giản.

Lợi ích của Fanpage Facebook là gì?

Fanpage Facebook đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing với những ưu điểm đáng kể. Trước khi chúng ta khám phá cách tích hợp Fanpage vào Trang Web, chúng ta hãy cùng nhau đánh giá một số lợi ích quan trọng mà Fanpage Facebook mang lại.

Sự thật có hơn 7 tỷ người dùng trên mạng xã hội Facebook, điều đó cho thấy đây là một kênh tiếp cận vô song để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.

Lợi ích của Fanpage Facebook là gì?
Lợi ích của Fanpage Facebook là gì?

Nhờ vào khả năng lan truyền thông tin của mạnh mẽ của Fanpage và Website. Đối với chiến lược quảng cáo, việc đầu tư càng nhiều, khả năng tiếp cận khách hàng càng mở rộng, từ đó tăng cường sự nhận thức về Fanpage và Website của bạn.

Sự liên kết giữa website và fanpage facebook không chỉ là một kết nối về mặt công nghệ, mà còn là sự gắn kết tinh thần giữa khách hàng và thương hiệu. Điều này tạo ra một hiệu ứng tích cực, thu hút và giữ chân những khách hàng mới đến với doanh nghiệp của bạn.

Tại sao phải gắn Fanpage vào Website?

Ngày nay, việc sở hữu một Fanpage Facebook là điều bắt buộc đối với một doanh nghiệp. Việc triển khai quảng cáo trên Facebook có thể mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó, Facebook cũng mang theo những rủi ro, đặc biệt là khi bạn vô tình vi phạm chính sách nền tảng hoặc bị đối thủ tác động đến làm trang bị khóa hoặc biến mất vĩnh viễn, làm mất đi những công sức và thời gian mà bạn đã đầu tư để xây dựng nó.

Tại sao phải nhung Fanpage Facebook vào Website
Tại sao phải nhung Fanpage Facebook vào Website

Trái ngược với điều này, website thuộc quyền sở hữu riêng của doanh nghiệp bạn và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Sản phẩm và thông tin trên website không chỉ tăng cường uy tín và sự tin tưởng từ phía khách hàng mà còn giữ vững quyền lợi của bạn.

Tuy nhiên, khả năng website được đề xuất trên công cụ tìm kiếm không thể so sánh với Facebook. Cho nên có thể nói khả năng kết nối hiệu quả giữa Facebook và Website là chiến lược đầu tư đúng đắn, bạn có thể tích hợp và tận dụng được lợi thế của cả hai nền tảng.

Điều này không chỉ tăng cường tương tác với khách hàng tiềm năng mà còn có lợi ích lớn cho SEO, khi Google đánh giá và cập nhật nội dung từ cả hai nền tảng.

Không chỉ sử dụng một trong hai, mà còn khai thác tối đa cả hai – đó là triết lý đằng sau việc liên kết web với facebook, và ngược lại. Hành động này không chỉ củng cố mối liên kết giữa khách hàng và thương hiệu mà còn thu hút sự chú ý của đối tượng mới thông qua cả hai nền tảng quan trọng này.

Cách chèn Fanpage vào Website nhanh chóng

Để chèn Fanpage vào website, bạn có thể thực hiện bằng cách tham khảo theo hướng dẫn chèn Fanpage Facebook vào website dưới đây:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Facebook tại đây

https://developers.facebook.com/docs/plugins/page-plugin

Bước 2: Tùy chỉnh các trường dữ liệu như hình bên dưới

Tùy chỉnh cấu hình plugin Fanpage
Tùy chỉnh cấu hình plugin Fanpage
  • URL Trang Facebook: Dán đường link Fanpage của bạn vào ô này.
  • Tab: Chọn các tab bạn muốn hiển thị trên plugin, như messages, timeline, events, và thêm vào plugin theo danh sách được phân cách bằng dấu phẩy.
  • Chiều cao (Height): Đặt chiều cao của plugin theo pixel.
  • Chiều rộng (Width): Đặt chiều rộng của plugin theo pixel.

Bước 3: Lấy mã code fanpage

Lấy mã code fanpage
Chọn iFrame và sao chép đoạn mã code được tạo.

Bước 4: Nhúng fanpage vào website

  • Đối với trang web sử dụng CMS: tạo một module trong Joomla dưới dạng Widget hoặc Custom trong WordPress dưới dạng văn bản, sau đó nhúng đoạn mã fanpage và lưu lại.
  • Với Blogger: vào mục bố cục > thêm tiện ích > chọn HTML/Javascript > dán đoạn code vào phần Nội dung và đặt tên cho phần tiêu đề, sau đó lưu lại.
  • Với WordPress bạn làm theo hướng dẫn sau: Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị WordPress > Bước 2: Vào phần Giao diện, truy cập Widget > Bước 3: Chọn khu vực Footer mong muốn để nhúng mã code Facebook bạn đã sao chép trước đó.

Có thể thấy, việc chèn fanpage vào website không hề khó, chỉ cần bạn đọc kỹ và làm theo thật cẩn thận là có thể thực hiện được.

Lỗi thường gặp khiến Fanpage không hiển thị trên website và cách khắc phục

Trong quá trình chèn fanpage vào website, có những trường hợp bạn có thể gặp vấn đề khi Fanpage không hiển thị, mặc dù bạn đã thực hiện đúng các bước. Dưới đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục chúng:

  • Hạn chế độ tuổi và quốc gia: Đây là vấn đề phổ biến, khi Fanpage không xuất hiện có thể do giới hạn độ tuổi và quốc gia.
Lỗi thường gặp khiến Fanpage không hiển thị trên website
Lỗi thường gặp khiến Fanpage không hiển thị trên website

Cách khắc phục: Bạn cần truy cập vào phần cài đặt của Fanpage và điều chỉnh lại giới hạn độ tuổi và quốc gia, chọn hiển thị cho mọi người.

  • Chế độ hiển thị trang chưa được bật: Sau khi cấu hình lại giới hạn độ tuổi và quốc gia, nếu Fanpage vẫn không xuất hiện, hãy kiểm tra xem chế độ hiển thị trang đã được bật hay chưa.
Lỗi thường gặp khiến Fanpage không hiển thị trên website
Lỗi thường gặp khiến Fanpage không hiển thị trên website

Cách Khắc phục: Hãy kiểm tra lại phần cài đặt và đảm bảo rằng “chế độ hiển thị trang” đã được bật. Nếu bạn thấy dòng chữ “Đã đăng trang”, đó là đã được kích hoạt.

Lời Kết

Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về lợi ích và cách để chèn Fanpage vào trong website của mình. Nếu bạn còn có những thắc mắc nào về Fanpage Facebook và Website hãy để lại thông tin chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Bài viết liên quan:

Trả lời