5 chiến dịch marketing kinh điển nhất của Việt Nam và thế giới

Campain Marketing

5 chiến dịch marketing kinh điển nhất của Việt Nam và thế giới

5/5 - (1 bình chọn)

Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài chiến lược kinh doanh thì chiến lược truyền thông Marketing là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó. Vây chiến dịch marketing là gì? Những chiến dịch marketing kinh điển trên thế giới là chiến dịch nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Chiến dịch Marketing là gì?

Chiến dịch marketing được hiểu là kế hoạch truyền thông quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp ra bên ngoài. Các thông tin, bài viết, hình ảnh, video,..được đăng tải trên báo trí, tivi hoặc những phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt trên các mạng xã hội.

Các chiến dịch marketing thường sẽ được thiết kế với những mục đích khác nhau như: truyền bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm mới, tăng trưởng doanh số sản phẩm, xử lý khủng hoảng truyền thông,… Mục tiêu marketing campaign sẽ quyết định đến số lượng, tần suất và phương tiện truyền thông cần thiết để tiếp cận hiệu quả nhất phân khúc khách hàng hướng tới.

Campain Marketing
Campain Marketing

Các bước xây dựng chiến dịch truyền thông

Bước 1: Xác định mục tiêu chính của chiến dịch

Mỗi chiến dịch sẽ có một mục tiêu khác nhau. Thế nên xác định được mục tiêu sẽ giúp kế hoạch dễ ra dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Việc xác định mục tiêu còn giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra mức ngân sách dự trù phù hợp.

  • Đặt ra ngân sách theo từng nhiệm vụ.
  • Cân đối với ngân sách các đối thủ đang có trên thị trường.
  • Ước lượng được mức doanh thu tạo ra sau chiến dịch Marketing (Ngân sách marketing thường chiếm 2-20% doanh thu).

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp mình và đối thủ từ đó có phương án triển khai phù hợp.

Bước 3: Phân khúc thị trường

Xác định được tệp khách hàng tiềm năng, nghiên cứu hành vì và cách tiếp cận với khách hàng đó.

Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu

Xác định được thị trường mục tiêu từ tệp khách hàng từ đó tập trung toàn bộ nguồn lực để làm bật lên những giá trị của doanh nghiệp mình so với đối thủ cạnh tranh.

Bước 5: Tiến hành xây dựng chiến lược Marketing

Sau khi có những bước nghiên cứu thị trường, đối thủ, mức ngân sách từ đó xây dựng ra những kế hoạch chi tiết.

Bước 6: Triển khai kế hoạch đề ra

Để triển khai kế hoạch bạn cần lựa chọn những kệnh phân phối truyền thông phù hợp dựa trên hành vi khách hàng mà doanh nghiệp đnag hướng tới mà có những hướng đi phù hợp, như GenZ thì có thể tập trung vào mạng xã hội, Booking KOLs/KOC, còn đối tượng trung niên người lớn tuổi có thể sử dụng các kênh báo chí, quảng cáo tivi,…

Bước 7: Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Bước cuối cùng này cho biết hiệu quả của một chiến dịch Marketing có hiệu quả hay không, khi triển khai một chiến dịch chắc chắn sẽ có những vấn đề phát sinh do đó cần theo dõi chặt chẽ để có những phương án thay thế kịp lúc. Tránh rủi ro mức tối thiểu cho doanh nghiệp.

5 chiến dịch Marketing kinh điển nhất của Việt Nam và thế giới

Chiến dịch “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk

Là chiến dịch dựa trên thông điệp ‘Vươn cao Việt Nam” xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Vinamilk từ năm 2008 đến nay.

“Vươn cao Viêt Nam" của Vinamilk
“Vươn cao Viêt Nam” của Vinamilk

Để thực hiện chiến lược gây “Quỹ sức Việt Nam” và hàng loạt các hoạt động truyền thông khác, Vinamilk đã triển khai trên rất nhiều kênh truyền thông như:

TVC: Với Thông điệp “Hãy tiếp tục đồng hành và chia sẻ niềm tin cùng Vinamilk nuôi dưỡng ước mơ “Vươn Cao Việt Nam – Vươn Tầm Thế Giới”, TVC của Vinamilk được đầu tư với mặt hình ảnh và âm thanh xuất sắc. Tần suất hiển thị trên các kênh quảng cáo youtube, truyền hình, OOH dày đặc với độ phủ sóng toàn quốc.

Social: Thông qua số lượng lớn KOLs và mạng lưới fanpage dày đặc, Vinamilk khiến chiến dịch tự nhiên viral và mang lại nhiều những thiện cảm cho công chúng, thay vì cảm giác quảng cáo quá lộ liễu.

Activation: Thông qua các hoạt động trao sữa cho hơn 40.000 trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành khó khăn trên cả nước.

PR: Các bài khai thác từ thành công trên thị trường chứng khoán, kinh doanh của doanh nghiệp, theo dòng sự kiện với các chiến dịch nhỏ trong khuôn khổ, chạy bài trên hàng loạt kênh tin tức uy tín.

Chiến dịch Marketing “Vươn cao Việt Nam” đã mang về kết quả ấn tượng cho Vinamilk:

  • 1 triệu views cho clip “Kỉ niệm 40 năm Vinamilk – Vươn cao Việt Nam” trên Facebook
  • 5 triệu views trên Youtube
  • Hơn 200 tin bài trên 50 đầu báo và kênh truyền hình
  • Hơn 100.000 lượt like, share trên nền tảng mạng xã hội

Coca-Cola với chiến dịch “Taste the Feeling”

Coca Cola được Coke giới thiệu đến hơn 190 quốc gia trên thế giới, sự thành công này một phần đến từ việc xúc tiến truyền thông thương hiệu. Thật thiếu sót nếu nhắc đến các hình thức marketing nổi tiếng thế giới mà không kể đến đơn vị này. 

“Taste the Feeling” của Coca Cola
“Taste the Feeling” của Coca Cola

Năm 2016, Coke đột phá với chiến dịch  “Taste the Feeling”, khi gộp tất cả sản phẩm vào một thương hiệu duy nhất, điều này đã đánh dấu sự đổi mới về diện mạo đầy ấn tượng của hãng. Với chiến dịch này đã góp phần quảng bá mang sự thành công trong tổng thể chiến lược marketing toàn cầu của Coca Cola. 

Một trong những điểm nổi bật giúp Coca Cola để lại dấu ấn sau những chiến dịch marketing dựa vào thay đổi thiết kế bao bì sản phẩm. Font chữ đặc biệt song hành cũng hai ga màu đỏ và trắng giúp mọi người dễ nhận diện thương hiệu. Hai màu sắc này cũng tạo sự tươi mới và cảm giác ngon mát đến cho người dùng.

Apple: Marketing truyền miệng

Từ lâu Apple đã không phải chi quá nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới với các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ đã dựa vào chiến lược tạo ra tin đồn hay còn gọi là marketing truyền miệng khiến cho người dùng sốt sắng và mong chờ sản phẩm mới của Apple.

Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới. Các thời điểm sau đó và những đời sản phẩm cao cấp hơn của Apple, báo chí và social media cũng ra sức khai thác thông tin về chiếc Iphone mới.

Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng.

Thông điệp “Think different”

Chiến lược này là một trong các chiến lược marketing nổi tiếng đã được sử dụng từ năm 1984 trong mẫu quảng cáo “Big Brother”. Một thông điệp đã được truyền tải tới cả một thế hệ: “Throw off your shackles. Break the status quo. Think different”.

Bên cạnh đó, Apple cũng dựa khá nhiều vào phim ảnh và các chương trình truyền hình, phim điện ảnh để tăng nhận diện thương hiệu trước người dùng. Bởi trong tay những ngôi sao luôn là chiếc Iphone đời mới cộng với tiếng chuông đặc trưng khiến người tiêu dùng rất dễ nhận dạng.

Chanel – Chiến lược Marketing 3 không

Không bao giờ giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội, không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh chính là các chiến lược Marketing 4P nổi tiếng “không giống ai” của Channel. Đây là một thương hiệu thời trang đẳng cấp, uy tín nhất thế giới với những dòng sản phẩm cao cấp, thiết kế tinh tế, sang trọng, kết hợp cổ điển và hiện đại.

Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và cách mà Channel quảng bá sản phẩm giúp thương hiệu này tạo sự khác biệt so với các thương hiệu khác.

Chanel và Marketing “3 Không”
Chanel và Marketing “3 Không”

Bitis và chiến dịch “Đi để trở về”

Hai lần chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s Hunter đều diễn ra vào dịp Tết với mục tiêu mong muốn người dùng nhớ đến, trở thành thương hiệu Top of Mind mỗi mùa tết và sở hữu platform “Homing”.

"Đi để trở về" của Biti's Hunter
“Đi để trở về” của Biti’s Hunter

Tổng thể chiến dịch marketing diễn ra nhanh gọn:

  • MV ca nhạc “Đi để trở về” kết hợp với ca sĩ SooBin Hoàng Sơn gây bão trên Youtube.
  • Nổ ra một cuộc tranh luận về chủ đề “Đi hay trở về” trên mạng xã hội Facebook, với sự tham gia của các KOLs như: Phan Ý Yên, Phở, Giang Hoàng,… sử dụng các hashtag #teamđi, #teamtrởvề.
  • Tổ chức cuộc thi chia sẻ ý nghĩa nhất năm trên Facebook với hơn 12.000 lượt tham gia.
  • Các bài PR xuyên suốt chương trình trải khắp các mặt báo.

Từ những thành công của các chiến dịch marketing từ những thương hiệu lớn. Có thể thấy rằng, để một chiến dịch diễn ra thành công, không chỉ về mặt chiến lược mà còn ở ngân sách đủ lớn và bền vững, đội ngũ nhân sự xây dựng chiến dịch có đam mê, nhiệt huyết và nhạy bén và sáng tạo. Đó là những yếu tố quyết định đến thành công và sự phát triển của một doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Các công cụ Marketing hiệu quả phổ biến nhất hiện nay

Nguyen Cong Tri

Nguyen Cong Tri

Tôi là Nguyễn Công Trí hiện là CEO/Founder Nest Insight, với kinh nghiệm tích luỹ hơn 10 năm qua trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi hy vọng sẽ trở thành đối tác Digital Marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và có thể tạo ra giá trị bền vững về Thương hiệu và Doanh thu thông qua các chiến lược marketing.

Trả lời