Th10 19, 2023
By ductrong
Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả 2023 từ A – Z
Đối với SEOer nghiên cứu từ khóa là bước không thể thiếu trong mỗi chiến dịch triển khai SEO. Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao một số website luôn xuất hiện ở top kết quả tìm kiếm không? Đáp án nằm ở cách họ chọn lọc và nghiên cứu từ khóa chuẩn. Trong bài viết này, Nest Insight sẽ hướng dẫn bạn nghiên cứu từ khóa hiệu quả 2023 từ A – Z và các thuật ngữ về Keyword Research.
Các định nghĩa cơ bản về Keyword Research
Để bắt đầu nghiên cứu từ khóa và triển khai chiến dịch SEO hiệu quả, hãy cùng Nest Insight hiểu rõ một số khái niệm liên quan đến Keyword Research dưới đây.
Từ khóa là gì?
Từ khóa là những “từ” hoặc “cụm từ” mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… khi họ muốn tìm thông tin, sản phẩm, dịch vụ hay bất kỳ nội dung nào trên Internet.
Ví dụ: Khi bạn đang muốn tìm cách nghiên cứu từ khóa, bạn có thể nhập “cách nghiên cứu từ khóa” vào Google. Trong trường hợp này, “cách nghiên cứu từ khóa” chính là từ khóa.
Keyword Research là gì?
Keyword Research dịch sang nghĩa tiếng Việt là “nghiên cứu từ khóa” hoặc là “tìm kiếm từ khóa”. Đây là quá trình tìm hiểu, phân tích và lựa chọn những từ hoặc cụm từ khóa mà người dùng có khả năng sử dụng khi tìm kiếm thông tin, sản phẩm, dịch vụ hoặc bất kỳ nội dung nào khác trên công cụ tìm kiếm.
Mục tiêu chính của việc nghiên cứu từ khóa là xác định những từ khóa có giá trị, mức độ cạnh tranh và tiềm năng chuyển đổi cao để ứng dụng vào chiến lược tiếp thị số và SEO.
Quá trình nghiên cứu từ khóa không chỉ dừng lại ở việc tìm ra những từ khóa phổ biến. Mà còn là việc đánh giá độ khó, mức độ cạnh tranh, lượng tìm kiếm hàng tháng và thấu hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng cho từ khóa đó.
Việc này giúp doanh nghiệp hoặc SEOer xác định liệu họ có nên đầu tư vào một từ khóa cụ thể hay không và cách để tối ưu hóa nội dung sao cho phù hợp nhất.
Các loại từ khóa phổ biến hiện nay
Để thực hiện Research Keyword hiệu quả, chúng ta cần biết từ khóa có mấy loại và cách phân loại từ khóa. Dưới đây là một số loại từ khóa phổ biến mà bạn cần nắm:
Từ khóa ngắn (Short-tail Keywords)
Từ khóa ngắn thường không quá 3 từ và có lượng tìm kiếm lớn với mức độ cạnh tranh cao. Ví dụ: “điện thoại“, “giày thể thao“, “laptop gaming”,…
Tuy có lượng tìm kiếm (volume) cao mỗi tháng nhưng vì các từ khóa có ý nghĩa bao hàm, tổng quát nên tỷ lệ chuyển đổi của các keyword này cũng rất thấp. Bởi vì ý định của người dùng khi tìm kiếm các từ khóa ngắn thường chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu thông tin.
Từ khóa dài (Long-tail Keywords)
Từ khóa dài thường từ 3 từ trở lên và mục đích tìm kiếm rất cụ thể. Ví dụ: “điện thoại iPhone 13 màu đen“, “giày thể thao nam size 41“,…
Các keyword dài có lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng mức độ cạnh tranh thấp và ý định của người dùng rất rõ ràng. Do đó, tỷ lệ chuyển đổi của các từ khóa dài cao hơn so với keyword ngắn.
Tóm lại, từ khóa ngắn hay từ khóa dài đều có ưu nhược điểm riêng và tùy vào dự án SEO mà chúng ta cần lựa chọn kết hợp cả hai loại keyword để triển khai.
Tại sao cần phải nghiên cứu từ khóa?
Đối với doanh nghiệp, chủ website hoặc SEOer việc hiểu và lựa chọn đúng từ khóa là rất quan trọng cho mỗi chiến dịch SEO. Việc Research Keyword sẽ giúp cho bạn:
Lựa chọn từ khóa phù hợp
Từ khóa giúp họ xác định nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu, từ đó tối ưu hóa nội dung và dịch vụ của họ để đáp ứng nhu cầu đó. Việc lựa chọn từ khóa SEO phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút đối tượng mục tiêu và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đồng thời, việc chọn lọc đúng từ khóa cho website của bạn cũng giúp trang web có khả năng xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm, thu hút lượng truy cập lớn và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.
Từ khóa ảnh hưởng đến traffic của trang web
Theo thống kế hiện nay, có đến 95% người dùng sẽ click vào các kết quả đầu tiên trên công cụ tìm kiếm.
Trong đó:
- Có 50% người dùng sẽ click vào các bài viết top 1 – 3.
- Có 30% người dùng sẽ click vào các bài viết top 4 – 5.
- Và 10% người dùng sẽ click vào các bài viết top 6 – 10.
Đây là các chỉ số thực tế mà Nest Insight đúc kết trong quá trình triển khai nhiều dự án SEO thành công mà bạn có thể tham khảo.
>> Bạn có thể tìm hiểu dịch vụ SEO tổng thể uy tín và chuyên nghiệp tại Nest Insight.
Lên kế hoạch triển khai website lâu dài
Việc nghiên cứu từ khóa không chỉ giúp gia tăng lượng truy cập cho trang web mà còn là yếu tố quan trọng cho việc định hướng phát triển website lâu dài. Bạn hoàn toàn có thể triển khai SEO mà không cần nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên, về lâu về dài bạn dễ bị mất định hướng và gặp tình trạng thiếu hụt ý tưởng hoặc triển khai không đủ bài viết cho một chủ đề nào đó.
Ngoài ra, bạn không biết từ khóa nào nên tập trung triển khai trước, hay tạo ra nội dung nào phù hợp để làm SEO có hiệu quả.
Nếu chỉ đơn thuần chạy theo những xu hướng hot hoặc viral, bạn sẽ dẫn đến việc giảm hiệu suất tổng thể của website.
Hiểu rõ được mục đích tìm kiếm của khách hàng
Trong quá trình nghiên cứu keyword sẽ giúp bạn hiểu được mục đích tìm kiếm của khách hàng là gì? Việc thấu hiểu insight của khách hàng rất quan trọng. Khi hiểu rõ mục đích tìm kiếm của khách hàng, bạn không chỉ nắm bắt được nhu cầu của họ mà còn có thể tạo ra nội dung và dịch vụ chất lượng, thu hút họ trở lại website và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Tiết kiệm chi phí và nguồn lực
Sau khi có list từ khóa từ việc nghiên cứu, chúng ta có thể tinh chỉnh quá trình tìm kiếm cho khách hàng.
Điều này sẽ giúp SEOer và doanh nghiệp lên chiến lược SEO hiệu quả, cung cấp giá trị cho người dùng và có khả năng xếp hạng cao trên SERPs.
Những chỉ số quan trọng cần chú ý để nghiên cứu từ khóa
Dưới đây là các chỉ số quan trọng mà bạn cần chú ý để nghiên cứu từ khóa hiệu quả và chính xác nhất:
Search Volume
Search Volume hay volume tìm kiếm là chỉ số cho biết số lần một từ khóa cụ thể được tìm kiếm trong một khoảng thời gian nhất định. Từ khóa có volume search càng cao thường sẽ mang lại nhiều lưu lượng truy cập nhưng song song đó cũng gặp nhiều đối thủ cạnh tranh hơn.
Keyword Difficulty
KD là mức độ cạnh tranh của từ khóa giữa các đối thủ trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Một từ khóa có chỉ số Keyword Difficulty càng cao thì website của bạn khó có khả năng xếp hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google.
Đối với các trang web mới triển khai SEO thì nên bắt đầu bằng những từ khóa có chỉ số KD thấp rồi dần dần đến các keyword có KD cao.
Chỉ số CTR
CTR là viết tắt của từ Click Through Rate nghĩa là tỷ lệ nhấp chuột “chỉ số này cho biết tỷ lệ người dùng click vào một liên kết dựa trên số lần nó hiển thị trên kết quả tìm kiếm”.
Chỉ số CPC
CPC là viết tắt của từ Cost Per Click nghĩa là chi phí trả tiền cho mỗi lần click. Việc dựa vào CPC và tỷ lệ chuyển đổi, giá trị từ khóa giúp bạn đánh giá tiềm năng thu lợi từ một từ khóa cụ thể trong chiến dịch tiếp thị trả tiền.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) và xu hướng từ khóa để có thể thực hiện Research Keyword hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A – Z
Việc Research Keyword là bước không thể thiếu khi triển khai SEO. Trong phần này, Nest Insight sẽ hướng dẫn bạn cách nghiên cứu từ khóa, bao gồm quy trình 5 bước như bên dưới.
Bước 1: Xác định chủ đề
Bước đầu tiên trong việc nghiên cứu từ khóa là phải xác định được chủ đề của việc Research Keyword. Bản chất của keyword xuất phát từ những sản phẩm/dịch vụ, do đó bạn cần xác định nhóm từ khóa cụ thể hoặc thị trường ngách để tiến hành phân tích và nghiên cứu.
Bước 2: Lựa chọn từ khóa hạt giống
Khi đã xác định được chủ đề của website, bạn sẽ bắt đầu đi tìm kiếm những từ khóa hạt giống hay các từ khóa cơ bản, thường được gọi là từ khóa gốc.
Ví dụ, nếu website bạn chuyên về thời trang công sở nữ thì các từ khóa hạt giống có thể là “áo sơ mi classic”, “áo sơ mi tay dài”, “áo sơ mi tay lỡ” hay “váy bút chì”, “váy chữ A”,…
Hãy bắt đầu bằng những từ mô tả tổng quát về nội dung và ngách của bạn, sau đó xác định từ khóa gốc phù hợp nhất. Khi lựa chọn, đừng quên tìm những từ khóa có khả năng mở rộng ra nhiều từ khóa con liên quan, giúp bạn dễ dàng mở rộng chiến lược SEO về sau.
Bước 3: Tìm kiếm từ khóa liên quan
Sau khi có những từ khóa hạt giống, bạn sẽ bắt đầu đi tìm kiếm các từ khóa phụ hay còn gọi là từ khóa liên quan.
Việc đa dạng hóa các từ khóa sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng kế hoạch content và thu hút khách hàng muốn tìm kiếm thông tin cụ thể.
Với từ khóa hạt giống, thích hợp cho trang chủ, kéo lượng traffic từ các từ khóa phụ chi tiết hơn.Ngược lại, các từ khóa phụ lại dễ lên top và có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Để tìm kiếm cứu từ khóa liên quan, bạn có thể sử dụng “Google Suggest” của Google, mục “Mọi người cũng hỏi” hoặc các công cụ thứ ba như Ahrefs, Semrush,…
Bước 4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp với website của bạn là bước quan trọng mà bạn cần lưu ý. Với việc phân tích, bạn có thể nhận biết được những người đã chiếm lĩnh thị trường với các từ khóa bạn quan tâm, cũng như cách họ xây dựng và triển khai nội dung. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện về thị trường cạnh tranh. Bạn có thể nhập từ khóa cụ thể vào ô tìm kiếm google và xem 10 vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng “họ là ai”, “nội dung của họ triển khai như thế nào”.
Để thu thập thông tin và số liệu chi tiết dành cho việc phân tích, bạn nên sử dụng các công cụ phân tích đối thủ như Ahrefs, SEMrush,… Những công cụ này được coi là hàng đầu trong việc đánh giá các trang web cạnh tranh, cung cấp thông tin về xếp hạng website một cách sâu rộng và bao gồm các tính năng tiên tiến để đánh giá điểm mạnh và yếu của đối thủ.
Bước 5: Gom nhóm từ khóa
Sau khi phân tích đối thủ và có được list từ khóa chính và từ khóa liên quan mà bạn đã research ở bước 2 và 3, bạn cần tiến hành gom nhóm các từ khóa có chung chủ đề lại với nhau. Với việc gom nhóm sẽ giúp bạn lên chiến lược SEO hiệu quả mà không bỏ sót bất kỳ từ khóa nào.
Ứng dụng mô hình AIDA trong việc nghiên cứu từ khóa
Mô hình AIDA gồm bốn giai đoạn: Chú ý (Attention), Quan tâm (Interest), Mong muốn (Desire), và Hành động (Action), là mô hình phễu được ứng dụng phổ biến trong các chiến lược từ khóa hiện nay.
Khi áp dụng vào nghiên cứu từ khóa, mô hình AIDA có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về người dùng và tối ưu hóa chiến lược từ khóa của mình.
1. A – Attention (Chú ý):
Ở giai đoạn này, người dùng mới bắt đầu tìm kiếm thông tin và có thể chưa biết rõ mình cần gì. Từ khóa liên quan thường là từ khóa chung chung. Ví dụ: “giày thể thao” hoặc “điện thoại mới”.
2. I – Interest (Quan tâm):
Sau khi khách hàng đã nắm được một số thông tin cơ bản và bắt đầu tìm hiểu sâu hơn. Tại đây, bạn nên tập trung vào từ khóa cụ thể hơn. Ví dụ: “điện thoại Samsung sắp ra mắt” hoặc “giày thể thao chạy marathons“.
3. D – Desire (Mong muốn):
Đây là giai đoạn người dùng đang mong muốn mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, nhưng họ cần thêm động lực. Từ khóa ở giai đoạn này có thể liên quan đến đánh giá, so sánh hoặc tính năng cụ thể. Ví dụ: “giày Adidas Ultraboost đánh giá“, “giày Adidas Ultraboost có tốt không?” hoặc ” so sánh iPhone 13 với Samsung Galaxy S22“.
4. A – Action (Hành động):
Ở giai đoạn cuối cùng này, người dùng đã sẵn sàng mua hàng hoặc thực hiện một hành động cụ thể. Từ khóa thường chứa các từ như “mua“, “đặt hàng“, hoặc “giá”. Ví dụ: “mua iPhone 13 giá tốt” hoặc “đặt giày Adidas Ultraboost online“.
Áp dụng mô hình AIDA trong nghiên cứu từ khóa giúp bạn xác định và tối ưu hóa cho toàn bộ hành trình tìm kiếm của khách hàng, từ việc nhận biết nhu cầu đến việc thực hiện hành động cuối cùng.
Các công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến hiện nay
Để thực hiện Keyword Research một cách hiệu quả, người ta thường sử dụng một số công cụ chuyên dụng như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush,… Những công cụ này cung cấp dữ liệu chi tiết về từ khóa, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan và sâu rộng về thị trường tìm kiếm liên quan đến lĩnh vực của họ.
>>> Xem thêm: Ahrefs là gì? Những ảnh hưởng của Ahrefs đến SEO trên website của bạn
Lời kết
Đọc đến đây, bạn đã cùng Nest Insight đi qua một hành trình chi tiết về định nghĩa, cách tiếp cận, phân tích và lựa chọn từ khóa phù hợp, nhằm tối ưu hóa chiến lược SEO và mang lại hiệu suất tốt nhất cho website. Hy vọng những kiến thức và hướng dẫn trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn và tiến hành nghiên cứu và phát triển trang web của mình.