Những lưu ý khi lựa chọn nền tảng để bắt đầu kinh doanh online

Những lưu ý khi chọn nền tảng kinh doanh

Những lưu ý khi lựa chọn nền tảng để bắt đầu kinh doanh online

5/5 - (1 bình chọn)

Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, kinh doanh online dần trở thành trào lưu bởi do nhu cầu mua sắm tại nhà ngày càng phổ biến. Do đó bạn muốn kinh doanh online mà chưa biết bắt đầu từ đâu? Lựa chọn nền tảng nào? Những lưu ý khi lựa chọn nền tảng để bắt đầu kinh doanh online Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

Cần chuẩn bị gì để bắt đầu kinh doanh online?

Có nhiều anh chị muốn kinh doanh online để kiếm thêm thu nhập thụ động, cũng có anh chị muốn kinh doanh online vì yêu thích công việc này. Tuy nhiên, có rất nhiều bâng khuâng trong anh chị tất cả đều xoay quanh câu hỏi “Cần chuẩn bị gì để bắt đầu kinh doanh online?”. Vậy để bắt đầu kinh doanh online anh chị cần chuẩn bị những thứ sau đây:

  • Lên ý tưởng kinh doanh và sản phẩm kinh doanh
  • Xác định các mục tiêu kinh doanh
  • Lập kế hoạch kinh doanh
  • Nghiên cứu khách hàng mục tiêu (hành vi khách hàng, nhu cầu về sản phẩm của khách hàng)
  • Nghiên cứu thị trường (thuận lợi và bất lợi)
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Đánh giá tính khả thi của mô hình kinh doanh
  • Chiến lược, mô hình kinh doanh online
  • Các bước triển khai kế hoạch
  • Lựa chọn và tìm kiếm nguồn hàng
  • Lựa chọn các nền tảng để bán hàng

Sau khi đã chuẩn bị những bước cơ bản cũng như nền tảng tiềm lực để triển khai kế hoạch, anh chị cần lựa chọn nền tảng để kinh doanh cho phù hợp bởi vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của một kế hoạch kinh doanh online.

Để bắt đầu kinh doanh online thì nên lựa chọn nền tảng nào là phù hợp?

Hiện nay có rất nhiều nền tảng có thể phát triển kinh doanh online, tuy nhiên mỗi nền tảng sẽ có cách hoạt động khác nhau và hành vi người dùng trên các nền tảng cũng không giống nhau, hãy cùng tìm hiểu về các nền tảng sau đây:

Facebook – Nền tảng kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay

Có hơn 90 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam, đây chính là mảnh đất màu mỡ để phát triển kinh doanh online. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Digital Marketing đã giúp cho các nhà quản trị bán hàng tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng.

Giao diện fanpage Facebook
Giao diện fanpage Facebook

 

Có các hình thức bán hàng trên Facebook như sau:

Bán hàng qua trang cá nhân: đây là hình thức thường thấy, mỗi trang cá nhân là một shop online mà ở đây người bán sẽ đăng thông tin sản phẩm lên để giới thiệu với mọi người. Tuy nhiên giới hạn của Facebook cá nhân chỉ có 5000 bạn bè, vậy nên cần phải có sản phẩm trọng tâm đúng vào nhu cầu khách hàng mới có thể tối ưu được hiệu quả bán hàng.

  • Ưu điểm: độ tin cậy cao, thông tin cập nhật đăng tải nhanh chóng, không cần tuân thủ bất cứ quy tắc của tổ chức nào.
  • Nhược điểm: giới hạn về số lượng người tiếp cận, nếu đăng quá nhiều thông tin sẽ tạo cảm giác phiền đến người dùng, bài viết bị trôi và thiếu chuyên nghiệp.

Thông qua Fanpage: với bán hàng qua fanpage bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tương tác với bài viết cũng cao hơn nhờ vào việc triển khai quảng cáo, seeding,…dựa vào hành vi người dùng mà target vào tệp khách hàng tiềm năng.

  • Ưu điểm: tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng lớn không giới hạn, có thể kiểm soát, đo lường và sử dụng công cụ tối ưu hiệu quả của quảng cáo.
  • Nhược điểm: chi phí quảng cáo khá cao nếu không tối ưu được, có nhiều quy định về chính sách quảng cáo trên nền tảng, độ tin tưởng của khách hàng với fanpage thấp.

Qua các hội nhóm: trên các nhóm cộng động bạn có thể tham gia nhóm kết bạn trao đổi thông tin và đăng thông tin sản phẩm của mình vào đây. Tuy nhiên, khi hoạt động trong các hội nhóm, bạn cần tuân thủ theo các quy tắc cộng đồng của quản trị viên đặt ra.

  • Ưu điểm: tăng khả năng tiếp cận người dùng, kéo traffic về cho fanpage hoặc website của bạn
  • Nhược điểm: bị phụ thuộc vào những người kiểm duyệt bài viết và tiêu chuẩn cộng đồng của hội nhóm, khó khăn trong công tác kiểm tra giám sát hiệu quả bài viết.

Zalo – Ứng dụng có số người dùng rộng rãi nhất

Ra mắt sau Facebook tuy nhiên, tại Việt Nam Zalo có hơn 60 triệu người dùng và hơn 40 triệu người dùng trên toàn thế giới. Zalo hứa hẹn là thị trường tiềm năm để phát triển kinh doanh online.

Zalo mạng xã hội của Việt Nam
Zalo mạng xã hội của Việt Nam

 

Có 2 hình thức kinh doanh online trên Zalo là Zalo cá nhân và Zalo Shop.

  • Zalo cá nhân: chỉ có kết bạn tối đa là 2000 bạn bè nhưng 100% người dùng đó sẽ thấy được bài viết của bạn vì vậy họ chính là những khách hàng tiềm năng. Bạn cũng có thể sử dụng tính năng “Tìm Quanh Đây” để giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của mình.
  • Ưu điểm: hạn chế được tài khoản ảo, có thể bán hàng và chăm sóc khách hàng thuận tiện và hoàn toàn miễn phí
  • Nhược điểm: khó để mở rộng quy mô bán hàng, dễ bị trôi bài và chưa có tính chuyên nghiệp vì mang tính nhỏ lẻ.
  • Qua Zalo Shop: Nếu là doanh nghiệp, nhà phân phối,…có thể tạo Zalo Shop để bán hàng vì nó dễ quản lý và hiệu quả hơn Zalo cá nhân.
  • Ưu điểm: tiếp cận được khách hàng tiềm tăng không giới hạn, không bị trôi vì luôn được đề xuất ở đầu trang.
  • Nhược điểm: giới hạn độ tuổi, phù hợp với đối tượng trẻ, hạn chế về sản phẩm, ngành hàng.

Website – Nền tảng bán hàng uy tín

Khi bạn đầu tư xây dựng một website nó giống như bạn xây dựng một cửa hàng online vì nó chứa tất cả thông tin, từ sản phẩm dịch vụ đến thông tin của đơn vị chủ quản từ đó tạo được uy tín, sự tin tưởng của khách hàng qua việc liên kết website qua các nền tảng như Zalo, Facebook. Xây dựng website là xây tính bền vững cho thương hiệu.

Website là một cửa hàng online
Website là một cửa hàng online

 

Website còn giúp bạn phát triển không chỉ trong nước mà còn góp phần quảng bá hình ảnh của bạn ra tầm quốc tế.

  • Ưu điểm: nhận được sự tin tưởng cao hơn của khách hàng, hoạt động 24/7, góp phần xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Nhược điểm: chi phí xây dựng và vận hành lớn.

Các sàn thương mại điện tử – Kênh phân phối online hàng đầu

Hiện nay, sự bùng nổ của Thương mại điện tử (TMĐT) do đó nhiều sàn TMĐT ra đời như: Tiki, Lazada, Shopee,..và xu hướng kinh doanh trên sàn TMĐT được nhiều người lựa chọn. Tuỳ vào chính sách của từng sản phẩm mà quy trình đăng ký gian hàng online sẽ khác nhau, nhưng những ưu – nhược điểm đều tương tự nhau.

  • Ưu điểm: tiện lợi, có thể hoạt động mọi lúc mọi nơi, giao hàng nhanh chóng, tiết kiệm và có lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ.
  • Nhược điểm: có tính cạnh tranh cao, khó để thuyết phục khách hàng mua hàng, chính sách chiết khấu với người bán chưa thỏa đáng.
Thương mại điện tử là nền tảng phổ biến
Thương mại điện tử là nền tảng phổ biến

Bán hàng online qua Youtube

Là kênh chia sẻ nội dung video phổ biến trên toàn cầu, Youtube cho phép người dùng gắn các liên kết trong phần thông tin từ đó có thể giới thiệu các sản phẩm đến với người xem video.

  • Ưu điểm: hoàn toàn miễn phí, có thể kiếm tiền từ nội dung nếu như kênh đủ lượt đăng ký và viral, mang lại traffic tự nhiên cho website hoặc fanpage khi gắn liên kết trong video
  • Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và chất xám cho việc đầu tư sản xuất nội dung video và content cho kênh.

Bán hàng qua TikTok Shop – Mạng xã hội thông tin được nhiều người sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Bùng nổ trong hơn 2 năm trở lại đây, TikTok trở thành nền tảng được sử dụng rộng rãi và đang dần thay thế cả Facebook, Instagram về mức độ yêu thích. Không những vậy, việc livestream bán hàng trên TikTok Shop đang vùng lên mạnh mẽ với những “chiến thần chốt đơn” như Phạm Thoại, Võ Hà Linh. Đây vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức cho những anh chị đang muốn bắt đầu bán hàng online qua TikTok.

TikTok bùng nổ mạnh mẽ
  • Ưu điểm của nền tảng này là: khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, tỉ lệ chuyển đổi cao, tăng độ nhận diện thương hiệu, khả năng bùng nổ truyền thông viral.
  • Nhược điểm: độ viral của video dựa vào chất lượng của nội dung video, tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng phụ thuộc vào cảm xúc của người xem, cạnh tranh rất cao và dễ bị truyền thông bẩn làm ảnh hưởng đến sự viral của video.

Trên đây là những nền tảng kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay, mỗi một nền tảng điều có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào ngân sách, định hướng phát triển mà lựa chọn nền tảng phù hợp. Tuy nhiên với bất kì nền tảng nào, để phát triển bền vững và tối ưu lợi nhuận đều cần đầu tư để truyền thông quảng cáo mới có đủ nội tại để cạnh tranh với các đối thủ. Hy vọng qua bài viết này đã giúp anh chị hiểu rõ hơn về nền tảng cũng như phần nào có những định hướng tiếp theo để theo đuổi đam mê của mình.

>>> Bài viết liên quan:

Nguyen Cong Tri

Nguyen Cong Tri

Tôi là Nguyễn Công Trí hiện là CEO/Founder Nest Insight, với kinh nghiệm tích luỹ hơn 10 năm qua trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi hy vọng sẽ trở thành đối tác Digital Marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và có thể tạo ra giá trị bền vững về Thương hiệu và Doanh thu thông qua các chiến lược marketing.

Trả lời