Những lưu ý khi ứng dụng Shoppertainment trong Marketing bán hàng

Những lưu ý khi ứng dụng Shoppertainment trong Marketing bán hàng

5/5 - (1 bình chọn)

Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí đang là xu hướng bùng nổ tại thị trường Việt Nam. Nhận thấy tiềm năng đó, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng Shoppertainment trong thương mại điện tử. Vậy nhưng lưu ý khi ứng dụng Shoppertainment vào Marketing bán hàng sẽ ra sao, cùng nhà Nest theo tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Top 3 lưu ý khi ứng dụng Shoppertainment trong Marketing bán hàng

Việt Nam là thị trường mới nổi và Shoppertainment đang là xu hướng trỗi dậy trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, các nhà bán hàng Việt Nam cần thay đổi cách tiếp thị của mình để người tiêu dùng có thiện cảm bắt đầu từ sự thiện chí với khách hàng, tức là chăm sóc khách hàng từ “tâm”. Họ cần hiểu “Shoppertainment” là chìa khóa thành công, để từ đó, định vị mình như một trung tâm mua sắm, thư giãn và giải trí. Do đó, để thu hút khách hàng đến cửa hàng của mình và giữ chân họ tiếp tục chi tiêu cho nhiều hoạt động khác, các nhà bán hàng Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề sau:

Shoppertainment là thúc đẩy khách hàng  

Shoppertainment thúc đẩy khách hàng đến với cửa hàng nhiều hơn, nhưng không đồng nghĩa tăng doanh số bán hàng. Nhà bán hàng cần tập trung vào trải nghiệm khách hàng để thu hút khách hàng truy cập vào cửa hàng, giữ chân khách hàng của mình lâu hơn.

Nhờ đó, quảng cáo sản phẩm đến khách hàng nhiều hơn, cũng như chuyển đổi từ hành vi khách hàng xem sản phẩm sang mua hàng. Khi đó, việc bán hàng hiệu quả hơn và dễ dàng tăng doanh số bán hàng.

Lựa chọn hình thức tiếp thị cho bán hàng

Hình thức tiếp thị cho bán hàng có thể là xây dựng video ngắn hay livestream sản phẩm theo hướng phù hợp với đặc thù sản phẩm và thực tế, không nên cắt ghép, copy từ bên ngoài.

Chẳng hạn:

– Đối với các sản phẩm cần sự trải nghiệm theo thời gian như: thực phẩm chức năng, hàng gia dụng…, nên xây dựng các video chia sẻ trải nghiệm khách hàng thực tế.

– Đối với các sản phẩm như: làm đẹp, thời trang, các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu cá nhân ( điện thoại, laptop…), người bán hàng nên livestream để tiếp thị, vì những sản phẩm này yêu cầu khách hàng ra quyết định ngắn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng video ngắn hay livestream cần đủ thông tin ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu với thời gian hợp lý để không gây nhàm chán.

Ngoài ra, nhà bán lẻ cần xây dựng các chương trình khuyến mãi, săn thưởng định kỳ… trên các kênh social của mình để giữ chân khách hàng đến với kênh social nhiều hơn. Qua đó, tạo thói quen cho khách hàng và khi mua sắm, trước tiên sẽ nghĩ đến website của mình.

Xem xét chi phí thiết lập cho Shoppertainment

Quá trình chạy theo công nghệ rất tốn kém chi phí và thời gian, có thể dẫn đến thua lỗ. Các nhà bán lẻ nên cân nhắc, nếu không thể xây dựng riêng cho mình một website bán hàng kết hợp mua sắm và giải trí, thì có thể tham gia các sàn thương mại điện tử có tích hợp mua sắm và giải trí, như: Tiki, Shopee, Lazada, Sendo…

Theo đó, có thể xây dựng video và kết hợp các buổi livestream giới thiệu các sản phẩm của mình trên phương tiện truyền thông xã hội

Vì sao xu hướng shoppertainment ngày càng được ưa chuộng?

Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong những năm gần đây thể hiện rõ xu hướng, sức hút của nó. Và dưới đây là một vài lý do:

 

Dễ dàng đo lường cho các nhà bán lẻ

Xu hướng mua sắm này giúp các nhà bán hàng nổi bật hơn trên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời tăng khả năng nhận diện thương hiệu và chuyển đổi. Chỉ lý do này thôi cũng đã tăng đáng kể khả năng kết nối với khách hàng mục tiêu.

Kết nối và tương tác cải thiện lòng trung thành của khách hàng, nâng cao tỉ lệ mua lại và duy trì. Khi các nhà bán lẻ chăm sóc khách hàng tốt sẽ nhận được phản hồi và đánh giá tích cực, những thông tin giá trị từ khách hàng.

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng thay đổi

Thể hiện rõ nhất là sau đại dịch COVID 19, cách mua sắm của người dùng đã thay đổi đáng kể và thấy rõ được sự tăng trưởng lớn trong mua sắm trực tuyến. Người dùng ngày càng trở nên kén chọn hơn, ưu tiên những thương hiệu mà họ cảm thấy hài lòng và được đánh giá cao.

Khi người dùng ưu tiên trải nghiệm, họ sẽ thể hiện rõ quan điểm khi mua sắm của họ chỉ dựa trên trải nghiệm. Khi người dùng trở nên nhàm chán hơn, các nhà bán lẻ cần phá vỡ sự nhàm chán đó bằng cách đưa trải nghiệm thú vị khi mua sắm.

Qua đó doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có chiến lược marketing bán hàng rõ ràng trên các nền tảng Thương mại điện tử, từ thiết kế, nội dung đến chiến lược nhằm tăng mức độ hiển thị cũng như chuyển đổi bán hàng hiệu quả.

Lựa chọn các loại hình nội dung hấp dẫn để tăng hiệu quả của chiến dịch Influentcer booking như: Review sản phẩm, Stories Series, Duet Livestream. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng hưởng ứng và đi theo trào lưu, mua hoặc trải nghiệm thử các sản phẩm và dịch vụ được đánh giá tốt trên mạng xã hội.

Như vậy có thể thấy được rằng, người tiêu dùng ngày nay có một hành trình mua sắm cấp độ cao vì nó còn phải gắn liền với các trải nghiệm giải trí để hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng với thương hiệu trở nên hoàn hảo nhất. Xu hướng Shoppertainment chính là chìa khóa của tiêu dùng trực tuyến để làm hài lòng tất cả các khách hàng trong thời đại số vì vậy các thương hiệu nhất thiết phải cập nhật xu thế và nắm bắt để thành công.

Liên hệ Nest Insight – Agency Marketing để được cố vấn chiến lược truyền thông – quảng cáo hoàn toàn miễn phí.

>>> Xem thêm:

  1. Những lưu ý khi lựa chọn nền tảng để bắt đầu kinh doanh online
  2. Local Brand – Ai thành? Ai bại trong lòng khách hàng?
  3. Chuyển động ngành hàng trong “cơn bão” suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng

Trả lời